Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Thực phẩm’

Ăn bỏng ngô sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi trước kỳ “nguyệt san”.

– Đối với bệnh dị ứng, tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua. Ngoài ra, mỗi ngày bạn ăn thêm 1 chút mật ong cũng có tác dụng rất tốt với bệnh dị ứng.

 Để ngăn ngừa bệnh đột quỵ nên uống trà. Trà sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch. – Đối với những người bị bệnh mất ngủ, hãy uống mật ong. Mật ong giúp thư giãn rất tốt.  – Ăn nhiều hành để ngăn chặn bệnh hen suyễn. Hành giúp co bóp phế quản tốt hơn. 

– Những người hay bị đau bụng, nên ăn chuối, gừng. Chuối giúp dạ dày làm việc bình thường, còn gừng giúp khắc phục chứng buồn nôn.

– Nếu có vấn đề với xương, bạn nên ăn dứa. Chất manggan trong dứa giúp xương hoạt động tốt hơn.

 – Ăn bỏng ngô sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi trước kỳ “nguyệt san”. – Nếu có vấn đề về trí nhớ, bạn nên ăn sò. Sò sẽ cung cấp cho cơ thể lượng kẽm cần thiết và giúp trí nhớ luôn ổn định.  – Tỏi là liều thuốc tốt nhất chống cảm lạnh. Đồng thời, tỏi còn làm giảm lượng choresterol trong máu.  – Những thực phẩm màu tối xanh và màu đỏ sậm có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.  – Những người bị bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng nên ăn bắp cải. Bắp cải có chứa những chất giúp làm lành những vết loét trong dạ dày và tá tràng. Hường Anh

Theo medblog

Read Full Post »

Mật ong – món quà cuộc sống

Lâu nay, bạn vẫn biết mật ong rất tốt cho sức khoẻ, nhưng chính xác tác dụng của mật ong đem đến lợi ích gì cho sức khoẻ? Và làm cách nào để mật ong có thể phát huy hết tác dụng vốn có của nó.

Tác dụng của mật ong

1. Mật ong có tác dụng giảm đau, chống được các loại nấm gây bệnh và rất bổ dưỡng đối với sức khoẻ con người.

2. Giúp tăng cường hàm lượng canxi trong cơ thể.

3. Chống lại sự xâm hại của các loại vi khuẩn gây bệnh (tăng sức đề kháng cho cơ thể).

4. Là vị thuốc đặc trị đối với một số bệnh như ho, cảm cúm, tăng cường thị lực.

5.Giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

“Chế thuốc” từ mật ong

Nếu biết kết hợp mật ong với các loại thực phẩm khác, sẽ đem lại hiệu quả “trị” bệnh cao. Cách làm thật đơn giản, không tốn kém mà đặc biệt công hiệu bất ngờ.

1. Trộn đều mật ong và nước ép củ gừng (mật ong và gừng với số lượng bằng nhau), là loại “thần dược” chữa ho, cảm lạnh, đau họng và sổ mũi.

2. Đối với bệnh hen suyễn, trộn nửa gram hạt tiêu đen xay nhuyễn với mật ong và nước ép gừng. Uống hỗn hợp này vài lần/ ngày.

3. Mật ong có thể làm liền các vết loét ở miệng. Nếu bị loét miệng bạn đừng quên bôi mật ong để nhanh chóng cải thiện tình hình nhé.

4. Một bát cháo yến mạch đặc trộn với 1 thìa mật ong, đem lại hiệu quả trong việc thư giãn. Đây là giải pháp cực kỳ hữu ích đối với người bị stress, áp lực công việc hay với các thí sinh trứơc mỗi kỳ thi.

5. Mật ong được ví như loại mỹ phẩm đến từ thiên nhiên, chính vì thế, bạn có thể sử dụng mật ong để làm đẹp và tái tạo sức sống mới cho da.

6. Để tăng khả năng miễn dịch, thật đơn giản, bạn hãy ăn một vài thìa mật ong hàng ngày.

7. Muốn có đôi mắt sáng khỏe, bạn hãy trộn mật ong với nước ép cà rốt. Ăn trước bữa sáng khoảng 1 giờ.

8. Để làm “sạch máu”, hãy trộn 1 cốc nước ấm với 1-2 thìa cà phê mật ong và một thìa nước chanh vắt. Sử dụng hàng ngày trước khi đi vệ sinh, làm giảm chất béo và “quét sạch” các tạp chất trong ruột.

9. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể dùng mật ong với số lượng nhỏ để thay các loại đường thông thường. Nên nhớ mật ong tươi chưa qua chế biến đem lại ích lợi hơn các loại mật ong đã qua sơ chế.

Lưu ý:Phụ nữ mang thai không nên ăn mật ong chưa đựơc diệt khuẩn. Bạn chỉ nên dùng loại mật ong còn mới và được bảo quản ở nhiệt độ lạnh thích hợp, không dùng loại mật ong để quá lâu, sẽ bị mất đặc tính vốn có của nó.

KHỔNG THU HÀ (Theo HW)

Read Full Post »

Sức khỏe qua giấc ngủ

Dậy sớm là một trong những điều mà người già thường cho là tốt. Nhưng liệu việc dậy sớm có thật sự tốt cho cơ thể chúng ta hay không?

Dưới đây là bài viết của giáo sư tâm sinh lý Tadao Hori ở Trường đại học Hiroshima (Nhật Bản), chuyên gia hàng đầu về khoa học của giấc ngủ giải đáp những khúc mắc liên quan đến giấc ngủ và sức khỏe.

Dậy sớm có thật sự tốt hay không?

Về lý thuyết là có. Nhưng dậy sớm không tốt nếu bạn giảm thời gian ngủ để dậy sớm. Cơ thể của chúng ta được thiết kế để thức dậy khi mặt trời mọc. Nhiệt độ cơ thể giảm khi mặt trời lặn, khiến chúng ta buồn ngủ. Nhiệt độ cơ thể đạt mức thấp nhất vào lúc 4-5 giờ sáng. Người ta cảm thấy dễ chịu nhất khi thức dậy vào lúc nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng.

Có phải dậy sớm khiến chúng ta sáng tạo hơn?

Dậy sớm kết hợp với nhiều yếu tố khác mới khiến chúng ta sáng tạo hơn. Nếu bạn dậy muộn và vội vàng đi làm mà không ăn sáng, bạn sẽ có một tinh thần lơ mơ và lại thiếu năng lượng. Điều này sẽ không giúp bạn làm việc hiệu quả hơn việc dậy sớm và bình tĩnh chuẩn bị đi làm.

Ngủ từ 10 giờ tối – 2 giờ sáng sẽ khiến da chúng ta mềm mại?

Đúng vậy. Thật sự là cơ thể con người bắt đầu cần được ngủ từ lúc 10 giờ tối, khi đó nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm. Nếu bạn đi ngủ muộn hơn, tức là bạn đã thức lâu hơn và điều này chất thêm gánh nặng cho cơ thể bạn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối, bạn sẽ dễ dàng ngủ ngon hơn.

Nếu bạn ngủ ngon, cơ thể bạn sẽ tạo thêm nhiều hormon tăng trưởng và sự trao đổi chất được cải thiện, và điều này giúp bạn tránh sự lão hóa. Nhưng những người trẻ tuổi vẫn có thể ngủ ngon khi họ thức khuya. Nếu những người từ 35 tuổi trở lên không có lối sống lành mạnh thì da của họ sẽ lãnh hậu quả.

Tại sao người già thường ngủ ít hơn và lại dậy sớm?

Không phải người già thích dậy sớm. Họ cũng thích ngủ nhiều hơn nhưng họ không thể làm vậy. Ngủ một mạch tám tiếng có nghĩa là hệ thống điều khiển giấc ngủ của não còn trẻ. Với người già, khả năng điều khiển giấc ngủ giảm, và giấc ngủ của họ nông hơn.

Mặt khác, người già đi ngủ sớm vì họ mệt mỏi. Bởi vì cơ thể yêu cầu phải thức 16 giờ, người già thường buồn ngủ khoảng lúc 8 giờ tối và có thể ngủ tạm thời, nhưng nếu họ tỉnh giấc sau khi ngủ chợp một lúc, họ sẽ rất khó ngủ lúc đêm. Do vậy, người già nên ngủ chợp trong khoảng 20-30 phút lúc ban ngày để lấy lại năng lượng.

Cách tốt nhất để có giấc ngủ sâu?

Nếu bạn đi bộ trong 2-3 tiếng trước khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng khoảng một độ. Sau đó, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, bạn nên vào giường bởi vì khi ấy bạn sẽ ngủ dễ hơn. Trái lại, ở người già, nhiệt độ cơ thể của họ duy trì lâu hơn. Vì vậy, nếu họ đi dạo vài tiếng trước khi đi ngủ (tức khoảng 5-6 giờ chiều), thì đến 9-10 giờ tối, nhiệt độ cơ thể họ mới giảm và khi đó họ sẽ dễ ngủ hơn.

Chúng ta thấy sảng khoái khi hít thở không khí buổi sáng sớm. Tại sao?

Không khí buổi sáng mát mẻ hơn. Ánh mặt trời buổi sớm mai cũng chứa nhiều ánh sáng xanh hơn, và điều này khiến người ta tỉnh táo hơn. Và chính ánh nắng buổi sớm “lên dây cót” cho nhịp sinh học của bạn. Nếu bạn mở cửa sổ trong buổi sớm và để không khí bên ngoài ùa vào thay vì hít thở không khí trong phòng (chính là thứ không khí mà bạn đã thở ra), bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Còn khi mặt trời xuất hiện, ánh nắng sẽ mạnh hơn, và bạn sẽ thấy ánh nắng chói không khiến bạn thoải mái nữa.

Một yếu tố nữa là nếu bạn thức dậy cảm thấy khoan khoái và nhìn ra ngoài cửa sổ sẽ thấy mọi vật tuyệt đẹp. Có thể là một hiệu ứng tâm lý nhưng thật sự cũng rất quan trọng.

Một bữa sáng no nê có làm bạn đỡ béo hơn một bữa tối nặng nề không?

Có. Bởi vì sau bữa tối bạn ít chuyển động, bạn nên ăn tối ít nhất trước khi ngủ ba giờ đồng hồ. Nguyên do là hoạt động của ruột dừng khi bạn ngủ và thức ăn sẽ “mắc” lại ở dạ dày bạn. Kể cả nếu bạn ăn tối sớm hơn ba giờ đồng hồ trước khi đi ngủ, cơ thể bạn sẽ dự trữ lượng calo nạp vào thành chất béo vì bạn không đốt cháy calo trong suốt một đêm. Ngược lại, trong buổi sáng, bạn cần rất nhiều năng lượng, bởi vì bạn đã không ăn gì suốt tám giờ trước đó, đồng thời não của bạn đã đến lúc cần đường.

Người ta nên ăn gì vào bữa sáng?

Đường trái cây và mật ong rất tốt vì chúng cung cấp năng lượng cho não. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên ăn đường trong bữa sáng. Bạn cũng cần chất béo và chất đạm để có đủ năng lượng.

THƯƠNG VŨ (Theo Japantimes)

Read Full Post »

Thói quen xấu trong ăn uống

Cần thay đổi nhưng làm sao đây? Nếu thay đổi những thói quen không tốt trong ăn uống một cách đột ngột theo kiểu “đoạn tuyệt” sẽ là rất khó khăn. Khôn ngoan hơn, nên tìm đến những biện pháp thay thế có lợi. Hãy thử để mắt tới một vài gợi ý dưới đây:

 

Đồ uống có cồn và cái dạ dày rỗng 

Bia, hay nước uống có cồn nói chung, chứa rất nhiều calo. Vài vại bia tương đương 1/4 lượng calo cơ thể bạn cần cho một ngày. Uống rượu bia với dạ dày xẹp lép, bạn vô tình trở thành kẻ thù của chính cơ thể mình. Những chất kích thích nhiều calo này sẽ đi thẳng vào máu và được tích lại dưới dạng mỡ. Chúng khiến bạn ăn nhiều hơn so với bình thường dưới tác động của lượng isulin tăng lên để rồi sau đó, khi insulin giảm, bạn sẽ thèm ăn một cách không kiềm chế được, ngay cả đối với những thức ăn không cần thiết cho cơ thể.  

Cồn là loại “thuốc độc”, làm gián đoạn quá trình sản suất gluco trong cơ thể. Gluco trong máu giảm khiến bạn thấy đói và đó là lý do cơ thể thúc giục bạn ăn nhiều hơn. Uống rượu bia khi đói sẽ làm bạn ngấu nghiến mọi thứ trong tầm mắt do đòi hỏi tăng lượng gluco lên của cơ thể. Sự thật gluco sẽ không tăng cho đến khi tất cả lượng cồn trong cơ thể bạn vừa nhận được thải hết ra ngoài.  

Nên làm gì? 

Trước khi nhấp một ngụm bia, hãy gắp một miếng thức ăn. Thức ăn khi vào đến dạ dày sẽ giữ không cho cồn hấp thụ nước quá nhanh. Nếu không kịp ăn, hãy uống một cốc sữa. Protein trong sữa có thể làm giảm quá trình hút nước của cồn tới 3 lần, đồng nghĩa với việc sản xuất gluco của cơ thể không bị ảnh hưởng nhiều và bạn sẽ không có cảm giác đói. Nhờ đó bạn sẽ ăn ít hơn và có thể là cả uống nữa. Khi ấy, đương nhiên cơ thể chỉ phải tích lượng calo ít hơn. 

Ăn nhiều trước khi đi ngủ 

“Căng da bụng, trùng da mắt” – sau một bữa “đã đời” hay đơn giản là ăn chơi, bạn đều thèm ngủ.

 

Những nghiên cứu cho rằng ăn no trước khi ngủ làm tăng cân hiện vẫn gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu bữa ăn đó chứa nhiều hyđrat-cacbon, cơ thể sẽ không kịp chuyển dưỡng chúng thành năng lượng.  Ngủ là trạng thái “phục hồi và tích trữ” của cơ thể, nếu trong ngày hoạt động thể lực với việc nạp năng lượng không cân bằng, thức ăn “thừa” sẽ chuyển hoá sang dạng mỡ. 

Nên làm gì? 

Cảm giác đói vào đêm chưa hẳn là bạn đã cần ăn, đôi khi đó chỉ là cách mà cơ thể bạn “kêu” mệt. Tốt hơn hết bạn nên ăn nhiều rau và thức ăn nạc trong bữa tối, vừa chứa ít calo, vừa giúp bạn no lâu.

 

Những loại rau chứa nhiều chất xơ, các loại protein nạc ít bị chuyển hoá thành mỡ hơn bởi chúng được sử dụng hầu hết cho việc nuôi dưỡng cơ thể. 

Nếu chỉ với rau, bạn không thấy no, không nạp đủ lượng calo hàng ngày cho cơ thể, hãy chọn một bữa ăn nhẹ với hàm lượng protein cao, nhiều dinh dưỡng. Lườn gà hay pho mát làm từ sữa đã gạn kem là những thức ăn ít calo hơn nhiều so với thịt và pho mát thường. 

Uống nước hoa quả 

Nước hoa quả rất tốt cho cơ thể. Đúng, không sai. Nước hoa quả chứa rất nhiều vitamin, tuy nhiên cũng chứa rất nhiều đường, thường là nhiều hơn lượng đường của chính loại quả đó.

 

Đường trong cơ thể nếu không được sử dụng ngay sẽ chuyển hoá thành mỡ. Uống nước hoa quả cũng giống như việc một quả bóng tuyết lăn từ trên dốc xuống. Quả bóng sẽ cuộn thêm tuyết sau mỗi vòng quay, đường sẽ tích lại trong cơ thể sau mỗi lần thưởng thức nước hoa quả của bạn. 

Nên làm gì? 

Hãy ăn hoa quả tươi thay vì uống nước hoa quả ép! Hoa quả tươi chứa ít đường hơn nước quả đóng hộp, lại chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn, cũng chứa nhiều chất xơ khiến bạn nhanh no hơn, làm cho đường chậm vào trong máu hơn. Điều đó sẽ giúp giảm hẳn nguy cơ bị đường chuyển hoá thành mỡ..  

Ăn vặt 

Đồ ăn vặt luôn là người bạn đồng hành tin cậy kéo bạn ra khỏi sự mệt mỏi trong khi làm việc. Tuy nhiên nó lại chính là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến vóc dáng của bạn. Thêm vào đó, hầu hết các loại bim bim, snack… đều mặn, sẽ không tốt cho huyết áp.   

Nên làm gì? 

Đừng mang cả túi to khoai tây chiên vào bàn làm việc. Thay vào đó, hãy chỉ lấy một vốc nhỏ.

 

Ngoài ra hãy quản lý việc ăn vặt của mình trên… văn bản. Mỗi lần tay bạn tìm đến gói snack, hãy đánh dấu. Những con số có thể sẽ trở thành lời cảnh báo hiệu quả giúp bạn từ bỏ dần thói quen ăn vặt.  

Bạn cũng có thể chia ba bữa lớn trong ngày thành năm bữa nhỏ hơn, điều đó rất có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể luôn “đầy”, vô hình chung sẽ giúp bạn rất tích cực trong nỗ lực từ bỏ những gói snack thơm giòn hấp dẫn. 

“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nhất lại là những thói quen xấu liên quan đến ăn uống. Tuy nhiên, nếu biết cách, bạn vẫn sẽ có thể nói lời tạm biệt với những thói quen làm hỏng vóc dáng cũng như thể lực của mình, để  có thể sở hữu một cơ thể đẹp và khoẻ mạnh. 

Trang Đinh

Theo askmen

Read Full Post »

Thực phẩm cải thiện trí nhớ

Thực phẩm giàu đường

 

Những thực phẩm giàu đường tự nhiên (chuối, mít…) giúp cải thiện chức năng não hiệu quả vì glucose là một trong những nguyên liệu quan trọng cho hoạt động của não bộ, đặc biệt là vùng trí nhớ và các noron thần kinh.

 

Vậy nên người già, những người học tập và suy nghĩ nhiều nên thường xuyên bổ sung glucose nhưng không nên lạm dụng bởi sẽ dẫn tới hiện tượng “thừa đường”, tác dụng ngược tới trí não và cơ thể.

 

Thực phẩm giàu cacbon hydrate 

Qua quá trình trao đổi chất, cacbon hydrate cũng chuyển thành glucose.

 

Các loại ngũ cốc, hoa quả và rau xanh là những thực phẩm có lượng cacbon hydrate cao, giàu vitamin C, B, A ,E và magiê vì thế cải thiện trí nhớ và giúp não hoạt động tốt, giảm lo âu phiền muộn đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.

 

Quả việt quất, dưa đỏ, cải xoăn, khoai tây, cà chua và bắp cải tím giúp là những loại rau quả giúp cải thiện trí nhớ tốt nhất.

 

Thực phẩm giàu omega 3 

Tăng cường ăn cá trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện trí nhớ. 

Axit béo omega-3 giàu DHA có nhiều trong cá mòi cải thiện chức năng của các dây thần kinh.

 

Đồ uống 

Có rất nhiều loại đồ uống giúp cải thiện chức năng của não và tránh mất tập trung. Tuy nhiên nên hạn chế uống quá nhiều cà phê vì uống nhiều cà phê sẽ gây tác dụng ngược (stress, làm tăng áp suất máu và nhịp tim).

 

Quỳnh LiênTheo ENA

Read Full Post »

Older Posts »