Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Một, 2007

Các trường Đại học trước áp lực thiếu giảng viên

Gieo trồng đội ngũ ở khoa toán – tin

Bùi Bội Minh Anh (bìa phải, đang làm tiến sĩ tại ĐH Buffalo, New York), Huỳnh Quang Vũ (thứ tư từ phải qua, đã bảo vệ tiến sĩ tại ĐH Buffalo),  Lê Long Triều (thứ sáu từ phải qua, đang làm tiến sĩ tại ĐH Buffalo) – những giảng viên trẻ bộ môn giải tích – cùng các SV được nhận học bổng nghiên cứu sinh tại Mỹ trước khi đi – Ảnh: Như Hùng

TT – Năm 1994 ngành toán khoa toán – tin ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) chỉ có bốn SV tốt nghiệp. Những người trong nghề lo khoa này… tuyệt chủng.

Không ai có thể ngờ 12 năm sau, ngành này đã có trên 35 SV đang du học tại Mỹ để làm luận án thạc sĩ (ThS), tiến sĩ (TS). Và trong khi nhiều trường vất vả với việc thiếu giảng viên đạt chuẩn TS, ThS thì ở đây câu chuyện “tươi vui” hơn nhiều.

“Phát dương quang đại?!”

Hình ảnh tại buổi tư vấn du học “cây nhà lá vườn” ở khoa toán – tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Mặc dù thiếu một vài gương mặt đã được giới thiệu trước như Nguyễn Trọng Toán (tốt nghiệp cao học tại ĐH Texas và đang làm tiến sĩ ở ĐH Indiana), Lê Quang Nẫm (ĐH Courant), Nguyễn Lê Lực (ĐH Rutgers)… nhưng vẫn có những “tên tuổi” khác: TS trẻ Huỳnh Quang Vũ (đã bảo vệ luận án tại ĐH Buffalo) hiện về nước công tác tại khoa; rồi bộ ba Bùi Bội Minh Anh, Lê Long Triều, Lê Minh Tuấn cùng làm tiến sĩ tại ĐH Buffalo (New York).

Hay những người trẻ hơn, tiếp tục đến Mỹ để làm tiến sĩ toán như: Trần Tuấn Anh (ĐH Gatech), Nguyễn Hoàng Lộc (ĐH Utah), Nguyễn Đình Hoằng (ĐH Wayne), Chung Nhân Phú (ĐH Buffalo), Trần Tấn Quốc (ĐH Wisconsin), Trương Trung Tuyến (ĐH Indiana)… Hơn mười năm trước, ít ai hình dung có ngày khoa toán – tin “phát dương quang đại” như thế này: có nhiều người thành đạt trở về và có nhiều SV theo học.

“Cái chúng tôi thiếu là thiếu các SV giỏi, chứ học bổng du học không thiếu bao giờ” – thầy Dương Minh Đức (trưởng bộ môn giải tích) hể hả. Trong khi nhiều nơi kiếm học bổng không ra còn ở đây thì… quá nhiều.

Theo ông, nhiều cán bộ của khoa còn… tâm tư vì có nhiều học bổng đang chờ người học, bỏ thì uổng. Chính chất lượng SV ở khoa khiến nhiều trường ĐH trên thế giới để mắt tới. Các giáo sư Pháp (ĐH Orleans), sau khi dạy các SV, đã tiến hành cùng với phía Pháp lập chương trình thạc sĩ toán học và ứng dụng 1+1 chính thức với ĐHQG TP.HCM.

Một giáo sư Mỹ (ĐH Wisconsin) sau khi dạy đã cho biết sẽ cấp hai học bổng cho SV khoa toán – tin mỗi năm sang Mỹ học, và sẽ báo cáo về trình độ của SV toán VN tại các hội nghị ở Mỹ, để các ĐH Mỹ khác cử người đến VN giảng dạy và cấp học bổng cho SVVN sang Mỹ học. Riêng năm nay bộ môn giải tích của khoa đã có 10 SV được nhận học bổng làm tiến sĩ toán tại Mỹ.

Trong khi nhiều trường, khoa lao đao chuyện thiếu giảng viên đạt chuẩn TS, ThS thì ở đây câu chuyện và cách làm thật thú vị.

Chuyện bây giờ mới kể

Có một thời gian ngành toán của ĐH Khoa học tự nhiên hầu như không tuyển được người, lượng đăng ký dự thi hằng năm đều… thê thảm. Thầy Dương Ái Phương (hiệu trưởng nhà trường) nhớ lại thời điểm “nhìn thấy tiêu” của ngành toán học lúc ấy:

“Khi ấy tôi vừa về làm đào tạo, nhìn ngành toán tốt nghiệp chỉ bốn người tôi lo lắm. Phải làm cái gì đó cho ngành khoa học cơ bản này. Vậy là mô hình cử nhân danh dự ra đời. Lượng người vào ngành toán cũng tăng lên. Tôi xem đó là sự đột phá trong giáo dục. Một cơ chế nữa từ đó được mở ra mà tôi cũng rất tâm đắc, đó là cơ chế ưu tiên cho phổ thông”.

Còn thầy Dương Minh Đức khi nhớ lại cũng cho rằng đó là thời điểm “đáng sợ”: “Lúc đó nhiều người trong trường không tin khi tôi nói sẽ có thể gửi đi ít nhất bốn SV/năm học tiến sĩ toán tại Mỹ trong vòng mười năm tới. Nhưng chỉ sau vài năm chúng tôi đã phục hồi, bắt đầu có các SV đi du học Mỹ. Các SV lứa đầu tiên sang Mỹ đã bắt đầu trở về VN dạy học. Qua các em, các giáo sư nước ngoài đến dạy ngày càng đông và đều đặn hơn. Có thể nói những ngày khó khăn nhất của khoa toán – tin đã qua…”.

Những cái đạt được về mặt chuyên môn ấy – dĩ nhiên – luôn làm hài lòng những người tham gia trực tiếp giảng dạy và quản lý của khoa. Thế nhưng điều mà nhiều thầy cô trong khoa luôn tự hào, xem đó là sự “vượt cao hơn những thành quả về chuyên môn”, như lời tâm sự của thầy Dương Minh Đức:

“Sự hưng phấn của các SV lần đầu bước qua lằn ranh hiểu biết của con người là tìm ra một kết quả mới trong toán học, thật kỳ diệu cho cả trò và thầy. Tuy nhiên thế hệ SV học toán hôm nay còn vượt cao hơn những thành quả về chuyên môn. Có em vừa mới có các thành tựu lớn trong toán đã yêu cầu tôi mở một seminar để trình bày phương pháp học và nghiên cứu của mình cho các SV trong nước. Có em khi du học liên tục gửi các tài liệu mà em đó tin là SV trong nước cần, nhiều lúc số tài liệu này chiếm một phần không nhỏ trong hành lý của các em khi về thăm nhà. Nhiều em cố học gây uy tín và giúp đỡ tối đa cho các SV khác được học bổng du học”…      

Trên mô hình cử nhân danh dự ngành toán học của khoa, năm 2002 ĐHQG TP.HCM bắt đầu triển khai rộng rãi mô hình đào tạo cử nhân tài năng tại các trường thành viên.

Trong các kỳ thi tuyển sinh hằng năm, những thí sinh có điểm thi cao được chọn. Trong đó ưu tiên các thí sinh đoạt giải quốc tế, giải quốc gia, học sinh trường phổ thông năng khiếu, xét điểm môn thi tương ứng với ngành đăng ký, khảo sát năng khiếu nếu cần thiết.

Những SV thuộc chương trình đào tạo tài năng được ưu tiên bố trí chỗ ở với điều kiện tốt; được các nhà khoa học đầu ngành, các giáo sư, tiến sĩ giỏi và có uy tín trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học; được ưu tiên cử đi học tập tại nước ngoài.

NGUYỄN PHAN

Read Full Post »

Neil Armstrong và Buzz Aldrin trong không gian thử nghiệm của NASA.

Gần 4 chục năm sau ngày nhân loại ăn mừng tàu Apollo lập chiến công lịch sử, những nghi ngờ quanh tính hư thực của sự kiện vẫn không ngừng giãy lên nóng hổi trên các diễn đàn thế giới.

 

Cuộc chiến nảy lửa được chia làm 3 phe: một phe là lực lượng trung kiên đặt trọn niềm tin cho kỳ tích Apollo vĩ đại, một bên kịch liệt phản bác đó chỉ là trò dàn dựng không hơn, số còn lại thì phân vân, nửa tin, nửa ngờ. 

Tháng 12/2006, một trang web nổi tiếng của Mỹ đã thực hiện cuộc thăm dò ý kiến người truy cập bằng câu hỏi: “Bạn có cho rằng vụ đổ bộ của tàu thám hiểm Apollo xuống Mặt trăng là một trò bịp bợm hay không?” 

Khá bất ngờ, thành tựu khoa học không gian vĩ đại nhất mọi thời đại chỉ chiếm niềm tin tuyệt đối của 55% số người được hỏi – mặc dù đó cũng là con số lớn nhất. Với họ, bước chân lịch sử của Neil Armstrong có lẽ vẫn còn lưu dấu trên ngôi nhà của chị Hằng.  

Trong khi đó một bộ phận 31% “phản pháo” kịch liệt, rằng những cảnh quay mờ nhạt năm 1969 rất có thể đã được thực hiện trong 1 trường quay bí mật nào đó, ngay trên trái đất. Một số lập luận và “bằng chứng” được họ trích dẫn như sau: 

– Một tấm hình chụp Neil Armstrong sắp sửa đặt chân ra ngoài không gian. Với góc chụp đó, chắc chắn máy ảnh phải nằm đâu đó trên mặt đất – điều này có thể xảy ra không? 

– Áp suất bên trong bộ quần áo vũ trụ là cực lớn, vậy tại sao nhà thám hiểm không căng phồng lên như 1 quả bóng bay, mà thậm chí còn thấy họ cúi mình rất nhẹ nhàng.  

– Nếu nói rằng trên mặt trong không có gió và không khí, tại sao lá quốc kỳ vẫn bay phần phật? 

– Bóng in xuống mặt đất của lá cờ và của nhà du hành không thuận chiều nhau. 

– Trong tất cả các tấm hình không có lấy một ánh sao, vậy mà mọi thứ vẫn sáng rõ như ban ngày. 

– Phi thuyền hạ cánh Lander nặng 17 tấn, vậy mà dấu vết hằn lại trên mặt cát bụi xem chừng còn không rõ bằng bước chân của nhà du hành.  

Mặt trăng hay một trường quay sống động trên sa mạc Nevada?

 Quả là một kỳ tích khi máy chụp tự động có thể đưa vào khuôn hình một khung cảnh hoàn hảo như trên – cứ như thể có ai đó đứng sau để điều chỉnh khung ngắm. Tấm hình này sau đó được sử dụng trên mọi quảng cáo và bưu thiếp của NASA. 

Buzz Aldrin trong tư thế chào cờ (Chú ý ngón tay phải của Aldrin lấp ló sau mũ).

Chưa tới vài giây ngay sau đó, đã
thấy tay Buzz Aldrin hạ xuống ngay ngắn, đầu hướng về phía máy ảnh,
trong khi hình ảnh lá cờ giữ y nguyên.

 

14% còn lại không dám đưa ra kết luận cuối cùng. 

Lẽ dĩ nhiên, kết quả khảo sát dù có biến hóa thế nào đi nữa thì cũng chẳng thể làm thay đổi lịch sử. Vấn đề là có quá ít chứng cứ đủ thuyết phục để xua tan mọi nỗi hoài nghi. Thậm chí sau này, giả sử nhân loại có dịp đặt chân lên Mặt trăng thêm lần nữa, có gửi về Trái đất những hình ảnh nét như pha lên chứng minh Apollo quả thật đã hạ cánh xuống đây năm 1969, thì vẫn sẽ có kẻ huyễn hoặc rằng, đó là cảnh được dựng trước để trò bịp bợm không lộ chân tướng, và sẽ lại có trăm nghìn kẻ nghe theo. 

Hải MinhTheo Mysteries

Read Full Post »

Một con thỏ khổng lồ

“Thầy trò” Szmolinsky. (Ảnh: CBBC).

Thỏ Robert bắt đầu nổi tiếng kể từ tháng Hai đầu năm nay, sau khi thỏ Rudi của bác Erwin Teichmann đạt danh hiệu “Vua thỏ Berlin” bằng 8,7 kg cân nặng. Trong khi đó, cùng thời điểm ấy, Robert đã trội hơn hẳn nửa kg.

 

Danh tiếng chăn nuôi của bác nông dân Karl Szmolinsky cũng bắt đầu nổi lên từ đó. Đến nay, bác đã nhận không ít các đơn đặt hàng từ Hàn Quốc xin mua giống thỏ do chính tay bác lai tạo. Hiện đã có 12 con thỏ được xuất sang xứ Hàn để nuôi thử nghiệm. 

Được biết, giống thỏ khổng lồ này sai khi trưởng thành sẽ đạt cân nặng tối thiểu 7 kg, với tuổi thọ trung bình trên dưới 1 thập kỷ. 

Thỏ Robert hồi tháng 2 đầu năm 

Nay, cân nặng đã lên tới chục ký

HMTheo CBBC

Read Full Post »

Những âm thanh rùng rợn nhất trong cuộc sống

Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là âm thanh kinh khủng nhất. 1,1 triệu người đã bình bầu danh hiệu này cho tiếng nôn mửa thốc tháo, đứng đầu danh sách 34 thanh âm làm náo loạn cuộc sống do 1 nhóm các nhà khoa học Anh thực hiện trên Internet.

Theo giáo sư Trevor Cox thuộc trung tâm nghiên cứu trường ĐH
Salford: Thật khó mà lý giải vì sao chúng ta sinh cảm giác ghê rợn với những âm thanh đó. Đó đơn thuần là phản xạ không điều kiện mà từ thời tổ tiên xa xưa đã hình thành. (Ví dụ tiếng móng tay cào vào mặt bảng nghe giống tiếng kêu thất thanh của loài vượn).
 

Kết thúc cuộc điều tra về âm thanh kinh hoàng, giáo sư Cox hiện đang tiến hành nghiên cứu những âm thanh trìu mến, dễ đi vào lòng người nhất.  Danh sách 20 âm thanh kinh hoàng nhất của cuộc sống: 1. Tiếng nôn mửa

2. Tiếng rít của micro

3. Tiếng trẻ con khóc

4. Tiếng the thé, rin rít (như kiểu bánh tàu hỏa nghiến đường ray)

5. Tiếng đu đưa kèn kẹt

6. Tiếng đàn violin

7. Tiếng “xì hơi”

8. Tiếng trẻ con khóc

9. Tiếng cãi lộn trong vở kịch opera trên truyền hình

10. Tiếng ầm ì của đường dây điện

11. Cơn giận dữ của con thú có túi mang biệt danh “Tasmanian devil”

12. Tiếng xì xì nổi điên của con mèo

13. Tiếng ho

14. Tiếng chuông điện thoại

15. Tiếng cửa kẽo kẹt

16. Tiếng chó sủa

17. Tiếng sổ mũi khụt khịt

18. Tiếng móng tay cào vào mặt bảng

19. Tiếng xin xít của miếng xốp nhựa khi cọ vào nhau

20. Tiếng khoan của máy mài răng nha sĩ.  Hải MinhTheo Metro

Read Full Post »

Thỏ ngoạm thịt gà

(Ảnh minh họa: Asia News).

Trước đây bà Dương thường cho con thỏ ăn rau, nhưng bỗng 1 ngày bà giật mình phát hiện ra con thỏ chộp lấy miếng thịt gà rơi ra từ trong bếp và thưởng thức với vẻ rất hăng hái và mãn nguyện. Kể từ đó, bà nuôi con thỏ cưng bằng thịt gà.

 

Như tỏ lòng biết ơn, con thỏ tốt số luôn nhấm nháp kỹ lưỡng từng miếng thịt. Trong khẩu phần của nó không ngày nào là không thiếu thịt gà. 

 

TV

Theo
City
Evening News

Read Full Post »

Older Posts »